Giữa ma trận xe ô tô cũ phức tạp như hiện nay, việc tránh chọn phải xe đã từng hư hỏng nặng, bị tai nạn đặc biệt là chết người là điều không hề dễ dàng cả với người dày dạn kinh nghiệm.
Nắm rõ cách nhận biết xe bị tai nạn sẽ giúp người mua có thể ước lượng được giá trị thực của chiếc ô tô cũ định mua và dự đoán trước được những trục trặc sẽ xảy ra trong tương lai.
ĐỂ KIỂM TRA MỘT CHIẾC XE ĐÃ BỊ TAI NẠN, CHÚNG TA PHẢI KIỂM TRA 04 NỘI DUNG
– Kiểm tra thân vỏ và khung xe, phát hiện xe tai nạn
– Kiểm tra nội thất– Kiểm tra khoang động cơ, gầm xe
– Lái thử xe
* Kiểm tra lịch sử vận hành của chiếc xe thông qua biển số xe: Chỉ tại hãng mới có thể check được.
Bước 1: Kiểm tra khung vỏ, kiểm tra va chạm1- Quan sát bề mặt nước sơn:Nước sơn nguyên bản của ô tô là sơn tĩnh điện. mỗi xe đều có mã màu – color code. Nếu quan sát ngoài trời hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang, nhìn 1 góc 30 – 45 độ, từ từ di chuyển sẽ thấy bề mặt sơn lượn sóng, không có bụi sơn hoặc sơn bị chảy.Phát hiện xe đổi màu sơn: mỗi xe đều có mã màu – color code đi mặc định cùng xe và số vin. Hãy quan sát mã màu trên tem xe được dán ở khoang động cơ, tra cứu trên mạng để biết có khớp với tình trạng xe hiện tại hay không.
1.Kiểm tra cản va và chắn bùn
Kiểm tra kỹ cả đầu và đuôi xe để xem có vết nứt hay miếng vá hay không. Trong những vụ va chạm, cản va và chắn bùn thường là hai bộ phận dễ bị vỡ nhất vì chúng được làm bằng vật liệu nhẹ hoặc nhựa tổng hợp. Những vết nứt hoặc dấu hiệu sửa chữa cản va cũng như chắn bùn sẽ là nhân chứng “tố cáo” chiếc xe từng được tân trang sau tai nạn.
2.Kiểm tra kính chắn gió
Để kiểm tra “tiền sử” tai nạn của xe, các bạn có thể xem xét toàn bộ kính chắn gió từ trước ra sau. Hãy lưu ý đến những chỗ mẻ, nứt hoặc có màng vì chúng sẽ chỉ cho bạn thấy chiếc xe từng bị tai nạn và đã trải qua quá trình sửa chữa hay chưa.Đa phần các nhà sản xuất đều ghi năm sản xuất lên kính. Nếu chiếc xe sản xuất 2012 nhưng kính lái lại ghi năm sản xuất 2014 chứng tỏ đã thay mới.Lưu ý: có một số hãng không ghi năm sản xuất trên kính, hãy quan sát các mép kính xem có keo thừa hoặc xung quanh bị han gỉ không? Kiểm tra bề mặt kính có bị rạn, nứt hay không.
3.Kiểm tra ốp và khe cửa
Một trong những cách nhận biết xe bị tai nạn hay chưa là quan sát kỹ khe cửa trên xe. Nếu xe chưa từng bị tai nạn, khe cửa sẽ thẳng và đồng đều từ trên xuống dưới. Trong khi đó, khe cửa trên những xe từng gặp tai nạn sẽ không đều vì bị xê dịch hay do ốp và cửa đã được thay mới.
4.Miết tay lên thân xe
Miết lòng bàn tay lên thân xe và góc cản va cũng như chắn bùn. Chiếc xe từng bị tai nạn sẽ đi kèm những chỗ lồi lõm hoặc điểm không bằng phẳng. Đây là những chỗ đã được trám vào sau tai nạn.
5.Kiểm tra đường viền thân xe
Hãy ngồi xuống bên cạnh đầu hoặc đuôi xe và để mắt ngang tầm với đường viền trên thân. Đồng thời, quan sát kỹ đường viền chính chạy bên sườn xe. Đường viền phải thật thẳng và đồng đều trong khi lớp sơn bên ngoài hoàn toàn bình thường. Nếu đường viền có dấu hiệu không đều hay bị méo, điều này chứng tỏ phần ốp thân xe đã từng được thay thế hoặc đập lại.
6.Kiểm tra các vết kẹp
Những vết kẹp xung quanh khung xe cũng là minh chứng cho “lịch sử” tai nạn. Điều này chứng tỏ chiếc xe đã được sửa chữa lại bằng máy kéo và cân chỉnh khung. Nếu đúng như vậy, chiếc xe chắc chắn đã bị hư hỏng khá nặng sau tai nạn.
7.Tìm dấu vết sơn lại
Nhìn kỹ những đường gờ trên cửa và ốp thân xe để tìm những vết xước, khía hoặc khu vực sơn không phẳng. Nếu phát hiện màu sơn khác ẩn bên dưới, các bạn có thể đoán chiếc xe đã được sơn lại. Cũng có thể cửa và ốp thân xe đã được thay mới, sau đó sơn lại cho cùng tông với toàn bộ phần còn lại của xe.
8.Kiểm tra đèn
Hãy kiểm tra sự đồng đều giữa 2 bên đèn pha, đèn hậu. Nếu 1 bên mới, 1 bên cũ chứng tỏ đã có sự thay thế. Bên cạnh đó, quan sát chân đèn pha, chỉ cần va chạm nhỏ là chân đèn có thể bị gãy và phải hàn lại nhựa.
9.Kiểm tra lốp xe
Lốp xe là nhân chứng phản ánh cây số đã chạy của chiếc xe. Các bạn nên quan sát độ sâu của rãnh lốp và tuần – năm sản xuất của tất cả lốp. Độ sâu rãnh lốp của xe sedan thông thường 10/32 inch = 8 mm. Nếu điều kiện đường đẹp, xe ô tô con chạy khoảng 5 vạn sẽ thay lốp mới, xe gầm cao khoảng 8 vạn.Lưu ý không nên chạy lốp quá mòn, độ sâu rãnh lốp tối thiểu 1,6 mm khi đi đường ướt sẽ xảy ra hiện tượng trượt nước. Lốp bị chém rách cũng nên thay thế.
Bước 2: Quan sát chi tiết mặt trong của xe (4 cánh cửa, capô, tai xe, cốp sau xe)
- Ốc bắt cánh cửa
Kiểm tra ốc bắt cánh cửa, capô, tải xe với khung xe đã có vết vặn hay chưa? Nếu đã vặn toét ốc là dấu hiệu đã tháo ra để sơn lại hoặc gò…
2. Kiểm tra bề mặt sơn bên trongDo không phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài nên bề mặt sơn bên trong (cánh cửa, capo, cốp sau) rất ít khi phải sơn. Nếu bề mặt sơn bị nứt, bong tróc, han gỉ chứng tỏ đã bị va chạm.
3. Kiểm tra keo chỉKeo chỉ (sùng chỉ, theo cách gọi trong Nam) là 1 loại keo dùng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dùng để che lên các mép cánh cửa và nắp capô nhằm tránh gỉ và tạo thẩm mỹ.Trong quá trình sử dụng, nếu ô tô va chạm gây móp méo hoặc tai nạn cần sử dụng đến gò hoặc hàn những chỗ này, keo chỉ này sẽ bị nứt vỡ.
Như vậy đây sẽ là 1 điểm để nhận biết giữa xe va chạm và xe nguyên bản. Nhiều gara sau khi phục hồi xong cánh cửa hoặc nắp ca pô sẽ chạy lại đường chỉ này. Keo xịn sẽ có độ cứng nhất định và chạy đồng nhất.
4. Kiểm tra các mối hàn, các vết cắt, độ mòn các cánh cửa.
Bước 3: Kiểm tra khung xe
Nếu đã phát hiện va chạm ở bước 2 hoặc còn nghi ngờ, bước 3 sẽ giúp bạn đánh giá va chạm có vào đến khung xe không.Mua các xe bị va chạm nặng đến khung xe là điều tối kỵ. Dù có thể sửa chữa nhưng sẽ ảnh hưởng đến an toàn của bạn nếu chẳng may có va chạm tiếp theo, ảnh hưởng đến vận hành của xe. Vì vậy mà bước này là một trong những bước rất quan trọng khi mua ô tô cũ.
Nguyên tắc kiểm tra:
– Kiểm tra các mối hàn điểm có rõ nét, vì khung xe có rất nhiều mối hàn.
– Keo chống gỉ giữa các điểm tiếp nối.
– Khe hở giữa các miếng thép phải khít và đều nhau, không có xô lệch.
– Các điểm han gỉ do gò hàn (không phải do gỉ tự nhiên), các vết cắt bị méo mó là bằng chứng va chạm.
- Kiểm tra khoang động cơ
Cần bật đèn pin hoặc đèn flash của điện thoại để quan sát rõ
– Thanh cản / xương giằng trước
– Kiểm tra đầu sắt xi
– Kiểm tra xương tai và bát bèo trái/phải
– Kiểm tra thanh đỡ gầm, nếu đã bị đập gầm cần lên cầu để kiểm tra.
2. Kiểm tra khoang người lái
– Trụ A/B/C/D và viền xung quanh
– Sàn xe: cúi người xuống gầm và quan sát, các xe đời sâu hoặc ở vùng biển hay bị mọt gầm.
3. Khoang lốp sơ cua
– Viền khung khoang lốp sơ cua sẽ bị xô lệch dù là va chạm nhẹ, nếu chỉ bị 1 đoạn ngắn và chưa vào đến khoang trong chúng ta có thể chấp nhận được.
TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TRA XE MIỄN PHÍ: inbox hoặc liên hệ:
☎️ Hotline: 097 567 2888 – 0978 730 999 – 0973 950 666
Đến xem xe trực tiếp tại: Showroom #Đat_Xe_Tải số nhà 77 phố giang Khánh thị trấn Giang Tiên huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
#Đat_Xe_Tai – ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRÊN MỌI NẺO ĐưỜNG